Sau sinh nhiều sản phụ đều thắc mắc sinh mổ bao lâu thì ăn được đồ nếp để vết mổ mau lành và không bị thâm đen lồi sẹo. Vậy thực tế mổ đẻ cần kiêng ăn đồ nếp hay không, kiềng trong bao lâu?
Chế độ ăn uống vào ngày đầu tiên sau sinh mổ mẹ cần đặc biệt chú ý. Tốt nhất chỉ nên uống nước lọc và ăn cháo loãng cho tới khi sức khỏe dần ổn định trở lại thì mới ăn thêm các thực phẩm khác.
Đến ngày thứ 2, mẹ có thể ăn uống bình thường trở lại. Ăn những thực phẩm giàu canxi, giàu đạm… để đảm bảo có đủ sữa cho con bú. Không ăn đồ cay nóng, kiêng đồ nếp để tránh ảnh hưởng tới quá trình liền sẹo và hồi phục sức khỏe cơ thể.
Sinh mổ bao lâu được ăn thịt gà
Sau khi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc sinh mổ có được ăn thịt gà thì bạn cũng đừng bớ qua thời gian mà bạn có thể thưởng thức loại thực phẩm bổ đường này. Nếu muốn chú trọng đến tính thẩm mỹ của vết sẹo mổ, hãy đợi khoảng 2 tháng sau sinh để ăn lại thịt gà.
Sinh mổ bao lâu thì ăn được tôm
Tôm, tép là thực phẩm bổ dưỡng và cũng là món ăn ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì mẹ sinh mổ ăn tôm có thể gây lạnh bụng, đau bụng. Một số người do thay đổi cơ địa, nội tiết sau sinh thì việc sinh mổ ăn tôm còn có thể bị dị ứng gây mẩn ngứa hoặc làm vết mổ thành sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
Nhưng đó chỉ là quan niệm dân gian. Trên thực tế không có nghiên cứu nào chứng minh việc sinh mổ ăn tôm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, ngoại trừ trong một số trường hợp đặc biệt. Vì thế, phụ nữ mới sinh mổ ăn tôm được không thì câu trả lời là mẹ sinh mổ hoàn toàn ăn tôm được.
Sinh mổ bao lâu được ăn hải sản
Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ và con, hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên rằng, nên kiêng ăn hải sản từ 2-3 tháng sau khi sinh mổ và chỉ nên ăn những loại tốt, lành tính cho cơ thể của mẹ và có lợi cho sự phát triển của con.
Sau sinh mổ bao lâu thì ăn uống bình thường
Sau sinh mổ ăn gì để cơ thể nhanh chóng hồi phục là thắc mắc của nhiều người. Sau khi sinh mổ, áp lực trong ổ bụng bị giảm áp lực đột ngột làm giảm cơ bụng, nhu động ruột chậm lại, dễ bị táo bón. Do đó, sau phẫu thuật trong khoảng 6 giờ đầu bà mẹ không nên ăn gì, khi ruột đã dần dần khôi phục chức năng mới nên ăn uống.
Sau khi sinh mổ khoảng 1-2 ngày khả năng tiêu hóa còn yếu, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, không ăn thức ăn có dầu mỡ. Sau sinh mổ 3-4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món canh. Sau một tuần thì các bà mẹ có thể ăn uống bình thường. Khi có cảm giác ngon miệng hơn có thể bổ sung thêm trứng, thịt gia cầm…
Bị rạch tầng sinh môn bao lâu thì được ăn xôi
Sau khi rạch tầng sinh môn nên ăn gì?
Cũng giống như các mẹ sinh thường mà không cần phải rạch tầng sinh môn, sau khi bị rạch và khâu tầng sinh môn, mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và các khoáng chất để giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn, vừa đảm bảo chất lượng nguồn sữa mẹ. Thực đơn hàng ngày của mẹ sau sinh nên đa dạng các loại thực phẩm như:
Thịt nạc: thịt nạc, móng giò, thịt gà
Các loại cá: cá chép, cá trôi, cá quả…
Rau xanh: một số loại rau lợi sữa, giúp mẹ có nhiều sữa như rau ngót, thì là, rau đay…
Các loại hoa quả cũng giúp cung cấp các loại vitamin cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Sau khi rạch tầng sinh môn nên kiêng ăn gì?
Mẹ cần tránh ăn một số thực phẩm có thể khiến vết thương khó liền, khó hồi phục hoặc thậm chí làm cho vết thương nặng hơn nữa đấy, sau đây là một số thực phẩm mẹ cần kiêng:
Các món ăn làm từ đồ nếp như: bánh trưng, xôi, cháo gạo nếp…
Các đồ ăn cay nóng, có chứa cồn và các chất kích thích: rượu bia, cà phê, mì tôm
Các loại hoa quả, món ăn gây khó tiêu đầy bụng như: ổi, lạc rang… Khi mẹ trót lỡ ăn những món ăn này dễ dẫn tới táo bón nặng nề, ảnh hưởng tới vùng hậu môn khi đi vệ sinh làm vết thương càng khó liền
Các loại rau củ lên men như: dưa cà muối, kim chi… vì chúng có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn
Các đồ ăn rán, xào quá nhiều mỡ các chị em cũng cần hạn chế dùng nhé.
Sau sinh mổ ăn xôi được không
Theo các bác sĩ, những người vừa trải qua khâu phẫu thuật, vết mổ đang bị sưng viêm nên kiêng đồ nếp để tránh bị mưng mủ ngoài ra ăn đồ nếp thời gian hồi phục sẽ lâu lành hơn. Chính vì thế, sản phụ chỉ ăn đồ nếp khi vết thương đã lành hẳn. Thường thì sau 2 tháng vết mổ bên ngoài sẽ hoàn toàn lành lại và vết mổ bên trong cần mất khoảng 6 tháng hoặc lâu hơn. Lúc này bạn chỉ được ăn ít đồ nếp tuyệt đối không ăn quá nhiều.
Lưu ý: Việc sinh mổ kiêng đồ nếp bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của sản phụ, cơ địa, chế độ ăn uống và chăm sóc.. Tốt nhất để biết chính xác đẻ mổ bao lâu nên ăn đồ nếp bạn có thể liên hệ ngay với bác sĩ để có thông tin chính xác nhất.