Mụn bọc chính là một dạng mụn có kích thước lớn, biến thể nặng hơn của mụn trứng cá và thường gây ra cho chúng ta cảm giác đau nhức, ngứa rát vô cùng khó chịu, từ lẽ đó mà câu hỏi mụn bọc ở cằm là bệnh gì gây ra tâm lý hoang mang cho nhiều bạn trẻ hiện nay. Nắm bắt được nguyên nhân, cách điều trị mụn bọc ở cằm sẽ giúp chúng ta đưa ra lời giải đáp cho: Mụn bọc ở cằm là bệnh gì?
Thường xuyên mọc mụn ở cằm
Theo các bác sĩ da liễu, tình trạng da mọc mụn ở cằm phần lớn là do rối loạn nội tiết tố và di truyền.
Mọc mụn ở cằm ảnh hưởng ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Những phụ nữ bị mụn sau 23 tuổi thường thấy xuất hiện chủ yếu ở cằm, quai hàm và quanh má dưới. Thực tế, mụn ở cằm xảy ra ở một phụ nữ đã trưởng thành có nhiều khác biệt so với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Mụn ở cằm thường xuất hiện dưới dạng mụn trứng cá dạng nang (mụn bọc lớn, đỏ) hoặc mụn bọc (mụn đầu trắng không bao giờ bị vỡ trên bề mặt), gây ra bởi sự gia tăng sản xuất chất dầu tự nhiên bên dưới da.
Thông thường, da sẽ tự bài tiết ra 1 lớp dầu mỏng, phân bố trên bề mặt để giữ cho bộ phận này luôn được mềm mịn và bóng bẩy. Tuy nhiên, khi lượng dầu được sản xuất quá mức, dầu dư thừa có thể kết hợp với các mảnh vụn khác trên bề mặt da để làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây chính là điều kiện gây xuất hiện mụn.
Mụn bọc ở cằm có nên nặn
Nếu tình trạng mụn bọc ở cằm nhẹ, mọi người có thể bắt đầu điều trị tại nhà, chăm sóc như các trường hợp mụn thông thường khác và luôn nhớ là tuyệt đối không nên nặn. Nguyên nhân là vì hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây nhiễm trùng da thực sự, có thể xuất hiện thêm các tổn thương mụn khác và khi lành sẽ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da, gây mất thẩm mỹ.
Điều tốt nhất để chăm sóc mụn bọc ở cằm trong thời gian này là nên sử dụng sữa rửa mặt, kem bôi da trị mụn có chứa thành phần là axit salicylic hoặc benzoyl peroxide. Cả hai thành phần này đều có thể giúp mụn bọc ở cằm khô lại trong vòng vài ngày, mặc dù đôi khi có thể mất đến vài tuần.
Mụn bọc ở cằm phải làm sao
Trị mụn bọc ở cằm bằng Tây y
Với sự phát triển không ngừng của y học đã sáng chế ra nhiều loại thuốc có chức năng kháng khuẩn, chống viêm rất hiệu quả. Điều quan trọng người bệnh cần điều trị sớm và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
1. Thuốc trị mụn bọc Clindamycin
2. Thuốc bôi ngoài da trị mụn Benzoyl peroxide
3. Thuốc kháng sinh trị mụn Doxycycline
Trị mụn bọc ở cằm bằng nguyên liệu tự nhiên
1. Trị mụn bọc ở cằm bằng mật ong
Bước 1: Trộn một ít mật ong và vài giọt nước cốt chanh vào tạo hỗn hợp.
Bước 2: Rửa mặt sạch với nước, sau đó thấm nhẹ nhàng bằng khăn bông
Bước 3: Thoa hỗn hợp thu được lên những nốt mụn trong 15 phút kết hợp massage
2. Dùng nghệ chữa mụn bọc ở cằm
Bước 1: Nghệ rửa sạch, gọt vỏ và xay nhuyễn (hoặc nghiền nát)
Bước 2: Rửa mặt thật sạch với nước, sau đó đắp bã nghệ lên vùng mụn bọc ở cằm trong 20 phút kết hợp massage để da thẩm thấu
Bước 3: Rửa lại mặt bằng nước ấm, kiên trì sử dụng 3-4 lần/ tuần để thấy hiệu quả
3. Trị mụn bọc ở cằm bằng tỏi
Bước 1: Sử dụng 2-3 tép tỏi, bóc vỏ và rửa sạch. Sau đó giã hoặc xay nhuyễn chắt lấy nước cốt
Bước 2: Pha thêm một vài giọt nước để giảm tính nóng của tỏi
Bước 3: Vệ sinh vùng da sạch sẽ, bôi hỗn hợp lên vùng da bị mụn bọc trong 10 phút. Sau đó rửa sạch với nước ấm
Những loại mụn ở cằm
Có rất nhiều loại mụn mọc ở cằm mà bạn cần phải quan tâm để xác định được nguyên nhân và tìm hướng trị chính xác.
Mụn đầu trắng
Loại mụn này thường ở dạng nhân mụn nằm dưới da, đầu mụn trồi lên nhưng không tiếp xúc trực tiếp với không khí. Mà vẫn ngăn với không khí bởi lớp da mỏng.
Mụn đầu đen
Loại mụn này xuất hiện khi đầu mụn tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ bị oxy hóa và biến thành màu đen. Trên thực tế loại mụn đầu đen này ít khi bắt gặp dưới cằm mà chỉ thường xuất hiện ở xung quanh môi và mũi.
Mụn cám
Đây là một hình dáng khác của mụn đầu trắng khi chúng nhỏ hơn, li ti hơn và mọc thành từng cụm dày đặc.
Mụn ẩn
Loại mụn này sẽ khiến bạn khó thấy bằng mắt thường. Bạn sẽ kiểm tra được các vết mụn ẩn này bằng cách sờ tay lên mặt và cảm nhận các mảng hơi sần sùi.
Mụn bọc, mụn u
Nếu các vết mụn dưới cằm của bạn có kích thước to, cứng khi sờ vào cảm giác đau nhức như bị bầm thì đó chính là da bạn đã bị mụn bọc rồi đấy.
Nổi mụn ở cằm và quanh miệng
Mụn mọc quanh miệng được hình thành từ rất nhiều nguyên nhân đến từ cả yếu tố bên trong lẫn yếu tố bên ngoài. Việc biết được nguyên nhân mụn xuất hiện nhiều ở quanh miệng chính xác sẽ giúp quá trình điều trị mụn trở nên dễ dàng hơn.
1.1 Vệ sinh da không sạch sẽ
Da không sạch luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nổi mụn trứng cá. Do quá trình ăn uống và dưới tác động của môi trường hay việc bạn vệ sinh da không sạch sẽ đã vô tình khiến lỗ chân lông bị bít tắc, bã nhờn tích tụ trên da, từ đó gây nên mụn mọc quanh miệng hay thậm chí cả mặt.
1.2 Do cơ thể bị rối loạn nội tiết tố
Mụn mọc do rối loạn nội tiết tố gây nên thường rất khó điều trị và mụn dễ tái phát. Tình trạng rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở lứa tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, cơ thể bạn quá căng thẳng hoặc thường xuyên bị stress. Lúc này tuyến bã nhờn dưới da sẽ bị rối loạn, khiến cho vi khuẩn, bụi bẩn tích tụ lại nhiều, từ đó trên da sẽ hình thành những nốt mụn.
1.3 Lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại mỹ phẩm với những công dụng và thành phần khác nhau. Điều này đã vô tình khiến cho nhiều chị em trở lên hoang mang và dẫn tới việc chọn mỹ phẩm không thực sự phù hợp với làn da của mình.
Bên cạnh đó, nhiều người vô tình sử dụng phải những sản phẩm kém chất lượng, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới làn da và kết quả mụn trứng cá xuất hiện.
1.4 Chế độ ăn uống không khoa học và thường thức khuya
Thức khuya và chế độ ăn nhiều dầu mỡ gây ảnh hưởng rất lớn đến làn da, nếu tình trạng này kéo dài, tiếp diễn thường xuyên sẽ khiến cho da bạn trở nên sạm và xuất hiện nhiều mụn quanh miệng hơn.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ sẽ khiến gan quá tải trong việc thải độc. Khi cơ thể không loại bỏ chất độc kịp thời sẽ gây nên tình trạng mụn.